Game cá cược the thao - VN86 Club

Liêm chính học thuật

Kiểm soát và xử lý lỗi sao chép (đạo văn) trong sinh viên

Nhằm nâng cao chất lượng, tính trung thực và giá trị của các khóa luận tốt nghiệp, bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu khoa học, bài tham luận tại hội thảo, bài tập, tiểu luận, chuyên đề của sinh viên (gọi chung là sản phẩm học thuật của sinh viên), Nhà trường đã ban hành thông báo số 72/TB-ĐHTBD ngày 21/7/2021 về việc kiểm soát và xử lý lỗi sao chép (đạo văn) trong các sản phẩm học thuật của sinh viên. Nay Ban Giám hiệu thông báo đến lãnh đạo các đơn vị chuyên môn và giảng viên toàn trường thực hiện những vấn đề sau:

  1. Tất cả các lớp học phần đều thực hiện trên Google Classroom, nội dung gồm:
    • Cung cấp thông tin về lịch học, giảng viên trên stream đầu tiên của lớp học Google Classroom.
    • Tạo liên kết đến Google Meet cho lớp học Google Classroom. Nếu giảng viên sử dụng Zoom thì mỗi buổi học cần phải đăng link zoom vào stream của Google Classroom.
    • Cung cấp và công khai nội dung trong mục: Mô tả học phần; tài liệu chính, tài liệu tham khảo; đánh giá học phần; clip giới thiệu học phần; clip từng buổi học (đối với khóa 2020, 2021); tài liệu đọc, tài liệu tham khảo của từng buổi học, các bài tập đánh giá tại lớp và tại nhà.
  2. Thực hiện việc kiểm tra sao chép (đạo văn) tất cả sản phẩm học thuật của sinh viên mà có liên quan đến viết, thông qua công cụ kiểm tra sao chép tích hợp trên Google Classroom (originality check). Giảng viên có trách nhiệm sử dụng công cụ này cho các bài tập phù hợp, nhằm đảm bảo sinh viên thực hiện bài tập với tính liêm chính học thuật cao nhất. Xử lý lỗi sao chép, đạo văn là bắt buộc, và giảng viên báo cáo về đơn vị chuyên môn các trường hợp vi phạm.
  3. Thông báo cho sinh viên biết việc kiểm tra sao chép (đạo văn) trước khi nộp bài cho giảng viên. Sau khi nhận bài, giảng viên thực hiện chấm bài trong vòng 1 tuần, trong quá trình chấm nếu phát hiện sinh viên có sao chép (đạo văn), giảng viên gửi email phản hồi cho sinh viên được biết và chỉnh sửa lại bài (nếu có) và thực hiện việc chấm bài ở tuần tiếp theo. Giảng viên tham khảo thông báo số 72/TB-ĐHTBD ngày 21/7/2021 để xử lý những trường hợp vi phạm lỗi sao chép (đạo văn).
  4. Đối với những sinh viên thuộc khu vực khó khăn như: không có laptop để làm bài, đang thực hiện giãn cách theo thông báo của UBND tỉnh, thành phố, giảng viên cho phép sinh viên được làm bài viết tay trên giấy và chụp hình gửi về cho giảng viên. Khi chấm những bài thuộc trường hợp này, giảng viên cố gắng tự kiểm tra lỗi sao chép (đạo văn) và thực hiện việc vấn đáp thêm nếu cần thiết.
  5. Phòng ĐBCL phối hợp các đơn vị chuyên môn để thu thập minh chứng về sao chép (đạo văn) và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các khóa luận tốt nghiệp, bài kiểm tra, bài tập, tiểu luận và các bài khác thuộc điểm học phần đã nộp đến đơn vị quản lý đào tạo và chuẩn bị bảo vệ hoặc báo cáo.
  6. Ban Online Teaching (Ban Google Classroom trước đây) tổ chức quản lý, huấn luyện kỹ thuật sử dụng công cụ kiểm tra sao chép (originality check) rộng khắp cho các đơn vị, giảng viên và đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, ổn định.
  7. Thư viện hoàn thiện những tài liệu hướng dẫn cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo cho sinh viên và đăng lên website, fanpage của Trường. Các tài liệu bao gồm tài liệu văn bản và tài liệu dạng video clips.
  8. Trong quá trình thực hiện thông báo này, giảng viên và lãnh đạo các đơn vị gửi những thắc mắc và ý kiến nếu có về phòng ĐBCL. Phòng ĐBCL ghi nhận và tổng hợp những ý kiến bổ sung, cần chỉnh sửa để trình Ban Giám hiệu ra thông báo để điều chỉnh, bổ sung.

Kiểm soát và xử lý lỗi sao chép (đạo văn) trong các sản phẩm học thuật của sinh viên

I. Mục đích, phạm vi và đối tượng áp dụng

  1. Nhằm nâng cao chất lượng, tính trung thực và giá trị của các khóa luận tốt nghiệp, bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu khoa học, bài tham luận tại hội thảo, bài tập, bài tiểu luận, chuyên đề (sau đây gọi chung là sản phẩm học thuật của sinh viên) tại game cá cược the thao (sau đây gọi là Trường), văn bản này quy định cách thức quản lý, kiểm soát và xử lý vấn đề sao chép (đạo văn) trong tất cả các sản phẩm học thuật của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Trường.
  2. Đối tượng áp dụng: Thông báo này áp dụng cho tất cả sinh viên các hệ đang theo học tại game cá cược the thao .

II. Hành vi sao chép (đạo văn)

    1. Sao chép (đạo văn) là việc sử dụng, có hoặc không có chủ ý của tác giả, các sản phẩm học thuật, bao gồm các câu văn, đoạn văn, bài viết, số liệu, hình ảnh, thông tin và ý tưởng của người khác, vào sản phẩm học thuật của mình mà không có những chỉ dẫn, trích dẫn/thừa nhận đúng quy cách.
    2. Sao chép (đạo văn) là một lỗi nghiêm trọng trong học thuật liên quan đến đạo đức khoa học mà luật pháp (Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam) và các cơ sở đào tạo không chấp nhận.
    3. Một số hình thức sao chép (đạo văn) mà sinh viên có thể mắc phải:
    4. Sử dụng toàn bộ sản phẩm học thuật của người khác như thể đó là của mình;
    5. Sao chép (copy) quá nhiều từ một sản phẩm khác, cho dù có chỉ ra nguồn trích, để hình thành một phần lớn sản phẩm của mình;
    6. Không dẫn nguồn đã trích khi thay đổi từ ngữ, di chuyển từ hoặc cụm từ, ý tưởng của tác giả khác; gắn các cụm từ của các nguồn khác nhau và chỉnh sửa lại trong bài viết; thay đổi từ ngữ, cụm từ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của đoạn văn hoặc bài viết.
    7. Sử dụng số liệu sẵn có của các tác giả khác (bao gồm cá nhân, nhóm người, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức khác), không phải của mình mà không nêu rõ nguồn và tác giả;
    8. Sử dụng hơn 30% những sản phẩm học thuật của bản thân mình mà đã dùng cho môn học khác, gọi là “tự đạo văn”.
    9. Để tránh vi phạm lỗi sao chép (đạo văn), khi viết sinh viên có thể thực hiện theo những hướng dẫn cách trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo của Trường đã ban hành. Tài liệu hướng dẫn được thư viện bổ sung cập nhật hàng năm, đăng tải lên website, in ấn và phát hành sử dụng trong toàn trường kể từ năm 2020-2021.

III. Phát hiện và xử lý lỗi sao chép (đạo văn)

  1. Để kiểm tra và phát hiện lỗi sao chép (đạo văn), Nhà trường chính thức áp dụng công cụ kiểm tra sao chép tích hợp trên Google Classroom (originality check) trên phạm vi toàn trường cho tất cả sinh viên các hệ từ ngày 01/7/2021.
  2. Để đảm bảo không mắc lỗi sao chép (đạo văn), sinh viên tự kiểm tra các sản phẩm học thuật của mình trên Google Classroom trước khi nộp bài.
  3. Xử lý lỗi sao chép (đạo văn) đối với các bài kiểm tra, bài tập, bài tiểu luận và các dạng bài khác do giảng viên quy định thuộc điểm học phần:
  4. Mức độ giống từ 50% trở lên, giảng viên phụ trách học phần lập biên bản và cho điểm 0 (zero) học phần đó.
  5. Mức độ giống dưới 50%, sinh viên phải viết lại, chỉnh sửa lại bài. Thời hạn chỉnh sửa trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận thông báo (qua email sinh viên) từ giảng viên. Sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa nếu không còn lỗi sao chép (đạo văn) giảng viên chấm bài và trừ 10% số điểm của bài nộp lại. Nếu sinh viên không chỉnh sửa, bài làm sẽ nhận điểm 0 (zero).
  6. Xử lý lỗi sao chép (đạo văn) đối với khóa luận tốt nghiệp:
  7. Khi bị phát hiện lần thứ nhất (trước khi bảo vệ, báo cáo) sinh viên phải viết lại, chỉnh sửa lại bài. Thời hạn chỉnh sửa trong vòng 1 tuần;
  8. Sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa lần thứ nhất sinh viên nộp sản phẩm lại nhưng vẫn còn có mức độ giống từ 50% trở lên thì được coi là bị phát hiện lần thứ hai. Đơn vị quản lý trực tiếp sinh viên phải đình chỉ báo cáo, bảo vệ trong vòng một tháng để tiếp tục chỉnh lần thứ hai;
  9. Sau hai lần kiểm tra và chỉnh sửa, nếu nộp lại lần thứ ba vẫn có lỗi như nêu trong Khoản 2b, Mục 4 thì đơn vị quản lý trực tiếp sinh viên lập biên bản kết thúc, sinh viên không được bảo vệ và đình chỉ các thủ tục khác liên quan.

IV. Tổ chức thực hiện

  1. Sinh viên đang theo học tại Trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc những điều khoản nêu trong thông báo này về tính trung thực trong học thuật và tuân thủ theo Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam;
  2. Sinh viên có quyền khiếu nại kết quả học tập của mình nếu có vướn mắc và gửi khiếu nại về Trung tâm Kết nối và Hỗ trợ sinh viên.
  3. Khuyến khích toàn thể sinh viên của Trường thông báo và cung cấp những bằng chứng về những trường hợp nghi ngờ có vi phạm lỗi sao chép (đạo văn) về Trung tâm Kết nối và Hỗ trợ sinh viên.
  4. Để tránh lỗi sao chép, sinh viên nên hỏi giảng viên trực tiếp dạy học phần, trưởng bộ môn, hoặc trưởng khoa của mình để được hướng dẫn thêm, đồng thời tham dự các buổi tập huấn phòng tránh đạo văn do thư viện tổ chức.
  5. Các địa chỉ liên hệ: